Giống tre tứ quý chiết cành bầu to rễ nhiều

Giống tre tứ quý chiết cành bầu to rễ nhiều, Để nhân giống cây tre tứ quý đạt hiệu quả cao cần phải sử dụng phương pháp chiết cành ươm cây giống. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ Kỹ thuật chiết cành ươm nhân giống cây tre tứ quý lấy măng từ những người đầu tiên ươm nhân được giống cây tre đặc sản này

TƯ VẤN MIỄN PHÍ: 0828688411

Giao hàng toàn quốc:

Tình trạng: Còn hàng

30.000 ₫
- +
526

Kỹ thuật chiết cành nhân giống tre tứ quý

Chọn cây mẹ và cành tre tứ quý nhân giống:

+ Tiêu chuẩn cây mẹ lấy hom để chiết cành: Cành chiết được lấy từ vườn tre tứ quý từ 3 năm tuổi trở lên. Khóm cây to khỏe, nhiều cây, vào mùa đã cho măng ổn định. Cây mẹ dùng để lấy cành hom chiết nhân giống là cây sinh trưởng tốt không bị sâu đục thân và bệnh hại.

VƯỜN TRE 4 NĂM TUỔI TẠI KIÊN GIANG

+ Chọn cành tre tứ quý: cành tre dùng để chiết là cành bánh tẻ có tuổi từ 1 - 2 tháng. Thân cành đã bóc vỏ bi dài 1,5 - 2m, đường kính thân cành từ 2 - 3cm. Đầu ngọn cành lá xẻ hình đuôi én, gốc cành có đùi gà mập. Cành có mắt ngủ mở to, không bị sâu đục thân và gãy ngọn.

Thời vụ chiết và ươm giống cành tre tứ quý:

Thời vụ chiết cành tre tứ quý từ tháng 8 - 10 hàng năm. Thời vụ giâm cành chiết trong vườn ươm cây giống từ tháng 9 - 12. Thời vụ trồng tre tứ quý miền Bắc mùa xuân từ tháng 2 - 4, miền Nam vào đầu mùa mưa từ tháng 5 - 7. Có thể trồng với thời gian muộn hoặc sớm hơn nếu có đủ điều kiện chăm tưới cho cây.

Kỹ thuật cắt cành chiết hom cây tre tứ quý:

+ Dùng dao lược bỏ phần cành nhỏ (cành thứ cấp) xung quanh phần dùi gà (củ cành) của cành chiết. Lược sát thân cây mẹ, loại bỏ sạch phần bẹ khô trên đùi gà. Chặt bỏ phần ngọn cành chiết, để lại phần thân cành có chiều dài 50 - 70cm, trên cành có 3 - 4 mắt ngủ.

+ Dùng cưa cắt sát phần tiếp giáp đùi gà và thân cây mẹ từ dưới lên với độ sâu từ 0,5 - 1cm, tiến hành cưa từ trên xuống cho đến khi đứt hết 2/3 phần tiếp giáp để chiết cành. Lưu ý, đối với những cành không cưa đùi gà thì không chặt ngọn cành, việc chặt thân cành sẽ tiến hành khi cành ra rễ khỏe.

Kỹ thuật chiết cành cây tre tứ quý lấy măng:

+ Sau khi làm sạch gốc cành tre, cần chuẩn bị đất để bó bầu. Dùng đất vườn hoặc đất bùn ao phơi khô, đập nhỏ rồi trộn lẫn với phân chuồng hoai mục, trấu bổi hay rơm rác mục, rễ bèo tây…Hỗn hợp theo tỷ lệ 2/3 đất còn 1/3 là những nguyên liệu kể trên và được làm ẩm đến 70% độ ẩm bão hoà (nắm chặt nước không chảy ra tay).

+ Bầu chiết cành tre tứ quý có đường kính từ 6 - 8cm, trọng lượng 150 - 300g, chiều cao bầu đất 10 - 12cm. Không nên làm bầu quá to, cành tre tứ quý không cung cấp đủ nước cho đất, đất phía ngoài bị khô cứng, chặt bí cành khó ra rễ.

+ Chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu như đất bó bầu, túi giấy nilon, dây bó bầu cành chiết… Dùng nguyên liệu đất đã chuẩn bị, giàn đất mỏng đều đủ bó xung quanh cành, dùng giấy nilon quấn xung quanh bầu, lấy dây buộc chặt hai đầu túi bầu, buộc chặt để cố định phần đất, không cho bầu chiết xoay tròn.

Chăm sóc cây tre tứ quý ở vườn ươm:

+ Vườn ươm phải đủ ánh sáng, gần nguồn nước tưới, thuận tiện cho việc vận chuyển cây giống. Đất để làm vườn ươm phải là đất thịt nhẹ đến thịt trung bình, không bị úng ngập.

+ Từ 30 - 45 ngày sau khi chiết cành tre, rễ cây tre trên bầu đất sẽ mọc. Khi quan sát thấy rễ đã chuyển từ màu trắng nõn sang màu vàng hoặc vàng ngà thì có thể bẻ cành chiết giâm vào vườn ươm.

CÀNH CHIẾT CÂY TRE CÓ RỄ KHỎE MẠNH

+ Cành chiết thu hoạch về được tỉa bỏ bớt lá và cành phụ, tách dây cuốn cùng giấy nilon bó bầu. Cành được cấy thẳng đứng vào bầu ni lon 14 x 16cm có đáy đục lỗ ngang. Nẹn bầu đất quanh túi bầu ươm vừa phải để tạo điều kiện cho rễ cây phát triển. Cành chiết sau khi đã vào bầu được mang đi giâm tại vườn ươm và chuyển sang giai đoạn chăm sóc cây giống.

+ Mật độ giâm cành chiết 20 × 40cm, hoặc 30 x 30cm. Không nên giâm cành chiết quá dầy, rễ và mầm cành phát triển kém, khi bứng đi trồng khó khăn. Dùng đất màu lấp cách cổ bầu 3-5 cm, tưới đẫm nước. Tạo dàn che lưới đen cao khoảng 1,5m che bớt 50% ánh sáng tự nhiên.

+ Bón phân cho tre tứ quý: bón thúc cành ươm bằng phân NPK (5:10:3) 2 lần vào thời điểm sau khi giâm 1 và 3 tháng. Lượng bón từ 100 - 200g hoà vào 5 lít nước tưới cho 1 m2.

CÂY TRE GIỐNG 1 THÁNG TUỔI

+ Tưới nước cho cành ươm: 10 - 15 ngày đầu tưới 1 lần/ngày với lượng nước từ 8-10 lít/m2 mặt luống. Từ 15 -20 ngày trở đi khoảng 2 ngày tưới/ 1 lần lượng nước từ 13-15 lít/m2 mặt luống, tùy theo độ ẩm đất.

+ Phòng trừ sâu bệnh cho cây tre tứ quý: giống tre trong giai đoạn vườn ươm có thể bị châu chấu ăn lá. Phòng trừ châu chấu ăn lá bằng cách phun thuốc Victor 585 EC với liệu lượng 100 ml/50 lít nước phun cho 1000m2.

CÂY GIỐNG TRE 3 THÁNG TUỔI

Sau 3 - 4 tháng tuổi trong vườn ươm, khi cây tre giống đã có cành lá xanh tốt, cành phụ cứng cáp, khỏe mạnh. Trên đầu mỗi cành phụ có từ 4 - 6 lá thật ta tiến hành mở bỏ lưới đen phía trên luống cây giống để cho cây thích nghi với chế độ ánh sáng tự nhiên. Lúc này ta giảm chế độ tưới 3 - 5 ngày tưới 1 lần, khi cây giống đã được thuần tự nhiên từ 15 - 25 ngày thì có thể đưa cây đi trồng.

KẾ HOẠCH TRỒNG TRE LẤY MĂNG

KỸ THUẬT TRỒNG:

1 - Trước hết bà con nên chọn nơi uy tín để đặt giống tre theo yêu cầu, bà con sẽ nhận được những cây giống khỏe mạnh rể nhiều.

2- Chuẩn bị đất trồng, bà con nên cày xới lên cho đất tơi xốp (nếu là đất ruộng hoặc đất ngập nước thì bà con nên lên lip), sau đó bà con đào hố trồng 60cm x 60 cm sâu 40cm, cây cách cây 3met, hàng cách hàng 3met, bà con bón phân chuồng đã ủ oai 20cm, sau đó phủ lên 1 lớp đất mỏng.

3- Bà con chuẩn bị hệ thống nước tưới, có thể tưới tự động hoặc tưới bộ cũng được, tùy theo kinh tế đầu tư của từng vườn.

4- Chuẩn bị trồng, bà con nên trồng theo đúng hướng dẫn kỹ thuật của nơi cung cấp giống, theo tôi thì bà con nên trồng nghiên và cho mắt nhánh nằm qua 2 bên để cây dễ phát triên, gốc trồng thì bà con nên trồng sâu vừa lấp rể tre, không trồng sâu quá tre sẽ khó phát triển, khi trồng cây xuống bà con cắm thêm 1 nhỏ đã chuẩn bị sẵn và buộc lại, để cho đây không bị gió làm lỏng gốc cây sẽ không phát triển, dưới gốc bà con nên dùng rơm hoặc cỏ phủ lên giữ độ ẩm cho gốc tre.

CHI PHÍ DỰ KIẾN CHO VƯỜN

1- Tre giống khoản 35.000/cây tùy theo từng vùng và cách làm giống của từng nơi.

2- Công đào hố và trồng khoản 10.000-20.000 cho 1 cây tùy thuộc vào từng loại đất.

3- Phần hệ thống nước tưới và phân bón, công chăm sóc thì chi phí tùy theo từng vườn do bà con tự thiết kế và tính toán.

Chăm sóc cây tre sau trồng

Làm sạch vườn tre

Hằng năm, vườn tre cần được chăm sóc ba lần, vào đầu, giữa và cuối mùa mưa. Để thực hiện công việc này, sử dụng các phương tiện cơ giới như máy cày và máy kéo được trang bị giàn phát cỏ để giữ vườn sạch. Đồng thời, việc phòng chống cháy cho vườn tre cũng là một vấn đề quan trọng cần được chú trọng hàng năm. Trong mùa măng mọc, chú ý không cho gia súc vào vườn sẽ làm gãy, hỏng măng non.

Để tăng dinh dưỡng cho đất, có thể trồng xen canh các loại cây lương thực và thực phẩm. Đặc biệt, cây họ đậu và các loại cây ưa bóng là những lựa chọn phù hợp để xen canh với cây tre. Việc trồng xen canh này giúp cung cấp thêm dinh dưỡng cho đất và tận dụng tối đa diện tích vườn trồng.

Bón phân

Hàng năm, việc bón phân được thực hiện hai lần, một lần trước khi măng bắt đầu mọc trong vòng một tháng và một lần sau khi thu hoạch măng để cây phục hồi sức nhanh chóng. Sử dụng khoảng 15-20kg phân chuồng hoai (hoặc 10kg phân hữu cơ vi sinh) và bổ sung thêm khoảng 1kg phân NPK cho mỗi bụi tre trong thời kỳ kinh doanh. Phân chuồng là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho cây tre và giúp tạo ra măng sạch.

Cách bón phân: Đào rãnh nhỏ xung quanh gốc tre, cách khoảng 0,5m, sau đó rải phân và lấp đất kín lại. Nếu có thể, tưới nước cho cây trong mùa khô sẽ giúp cây phát triển tốt hơn. Cây tre cũng có khả năng ra măng trái vụ, và măng trái vụ có giá bán cao hơn nhiều so với măng chính vụ.

Sâu bệnh hại

Dù sâu bệnh hại trên cây tre là rất ít, nhưng vẫn có một số loại gây hại như:

  1. Bệnh thối thân (cây măng)
  2. Sâu cuốn lá (gây hại cho lá)
  3. Bệnh sọc tím (gây hại cho măng cây luồng)
  4. Ruồi xanh (gây hại cho lá)
  5. Bệnh khô héo (gây hại trên măng)
  6. Bệnh vàng sọc (gây hại trên lá)
  7. Sâu vòi voi (gây hại cho măng)
  8. Châu chấu (phá hại cành non)

Sau khi hoàn thành một chu kỳ sinh trưởng, cây tre sẽ ra hoa rồi chết (gọi là khuy). Thời gian của chu kỳ này tùy thuộc vào loại cây tre và có thể kéo dài từ 30-50 năm hoặc lâu hơn. Ngoại tác như đất đai và khí hậu cũng ảnh hưởng đến quá trình ra hoa của tre. Con người cũng có ảnh hưởng đến quá trình này.

Tiến hành thu hoạch măng

Sau 8 tháng trồng và chăm sóc, cây tre sẽ bắt đầu cho ra măng với năng suất ổn định theo từng năm. Trong quá trình khai thác măng, nếu gặp gốc măng có thân ngầm nằm trên mặt đất, cần phải đào bỏ ngay.

Khi thu hoạch măng thông thường, người ta quan sát những vết nứt trên mặt đất để xác định vị trí có măng. Sử dụng một cái thuổng đặc biệt để đào lấy phần măng củ. Măng củ là chồi mới mọc ra từ thân ngầm của cây. Măng có chất lượng tốt khi vẫn nằm trong đất, do đó trước mùa măng, nên bọc một lớp rơm rạ dày 20-30 cm quanh gốc tre để bảo vệ.

Trồng tre chỉ 8 tháng là đã có thể khai thác măng. Tới năm thứ 2 là thu hoạch tốt. Bình thường cũng thu được 30-50 tấn măng/ha/năm. Nếu măng tre tứ quý trồng ở nơi đất tốt thì còn có thể đạt tới 100 tấn/ha/năm. Giá măng càng ngày càng cao. Rõ ràng trồng tre lấy măng cũng là một hướng đi nhiều triển vọng.

KÍNH CHÚC QUÝ BÀ CON THÀNH CÔNG